Ngày đăng: 02/06/2021
Thiết kế in ấn là một trong những công việc mà phần lớn designer nào cũng phải làm quen, tiếp xúc và thực hiện. Việc truyền thông offline rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, và ấn phẩm in ấn là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông đó. Muốn có một ấn phẩm đẹp, nhà thiết kế cần nắm rõ những đặc điểm in ấn sau.
Thường trong thiết kế in ấn, các nhà thiết kế nên sử dụng công cụ Adobe Illustrator thay cho Photoshop. Bởi Illustrator được xây dựng trên nền tảng vecto, màu sắc hiển thị rất đẹp, trung thực khi in ra, bạn có thể sử dụng nó để vẽ mọi thứ bạn muốn một cách chi tiết và chính xác nhất, thể hiện tốt mọi ý tưởng của bạn như thiết kế logo, thiết kế name card, brochure, flyer, leaflet, bao bì nhãn mác, thiết kế banner, giao diện web, icon, background, thiết kế thời trang…
Kích thước là yếu tố rất quan trọng của thiết kế in ấn. Thiết kế đẹp nhưng sai kích thước thì cũng không thể sử dụng được. Vậy nên, bạn cần tránh đặt kích thước file thiết kế nhỏ hơn hoặc sai tỉ lệ so với kích thước mong muốn thực tế sau khi in. Bạn có thể in thiết kế cỡ A3 trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt trong trường hợp bản thiết kế của bạn có hình ảnh, việc đặt đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo ảnh của bạn có hiển thị rõ nét hay không.
Những kích thước thường gặp trong thiết kế in ấn:
– A1: 59.4cm x 84.1cm
– A3: 29.7cm x 42cm
– A4: 21cm x 29.7cm
– A5: 14.8cm x 21cm
– Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm
– Brochure: 20cm x 30cm
Phần lớn những người mới bắt đầu thiết kế đều mắc sai lầm khi đặt hình ảnh có độ phân giải thấp vào sản phẩm thiết kế của mình. Độ phân giải của hình ảnh phải phù hợp với kích thước ấn phẩm để có thể giữ được độ sắc nét của ấn phẩm sau khi in ra. Ví dụ: hình ảnh có kích thước nhỏ 300x450px khi in trên khổ giấy A5, A4 có thể đáp ứng được độ phân giải, nhưng khi đặt nó lên khổ A2, A1 thì đảm bảo hình ảnh đó sau khi in ra sẽ bị vỡ. Vậy nên, để đảm bảo hình ảnh của bạn đẹp và sắc nét nhất có thể, hãy lựa chọn hình ảnh trong thiết kế có độ phân giải thấp nhất 300ppi nhé!
Bản thiết kế cho in ấn của bạn cần sử dụng hệ màu CMYK để đảm bảo sản phẩm sau khi in sẽ được hiển thị màu chuẩn xác nhất. Thông thường, các máy in đều hoạt động dựa trên 4 màu mực in là xanh lơ (Cyan), hồng cánh sen (Magenta), vàng (Yellow) và đen (Key – black). Việc bạn bản thiết kế của mình ở hệ màu cộng ba màu đỏ (Red), xanh lá (Green), xanh biển (Blue) – hệ màu RGB rồi mang đi in sẽ khiến thiết kế của bạn hiển thị màu sắc sai lệch, và rất dễ biến thiết kế đó thành một thứ lòe loẹt, xấu xí.
Bạn biết đó, mỗi loại tệp sinh ra đều có trường hợp ứng dụng cụ thể cho nó. Đối với việc in ấn, bạn nên sử dụng những loại tệp lưu trữ được nhiều giá trị như PDF và TIFF. Các nhà in hiện nay cũng chủ yếu in trên hai loại đinh dạng này, tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các file thiết kế đuôi .AI, .PSD,.. để in trực tiếp mà không cần xuất ra PDF hay TIFF.
Tương tự như việc bạn căn lề 2-2-3-2 trong Word, các sản phẩm thiết kế sau khi in ra cũng phải trải qua công đoạn cắt xén, dập ghim,… Bạn cũng cần đặt lề cho nó giống như cho văn bản, để tránh việc cắt xén làm mất đi nội dung thiết kế của bạn. Với khoảng bù xén của thiết kế, bạn nên đặt trong khoảng 3-5mm.
Font chữ trong thiết kế rất dễ bị thay đổi định dạng khi chuyển qua lại giữa các máy tính không đầy đủ font. Do vậy, trước khi in ấn, bạn nên chuyển chữ về dạng outline để tránh những lỗi cơ bản nhưng lại vô cùng nghiêm trọng như thay đổi font chữ, thay đổi nội dung,… Khi thiết kế, để nguyên định dạng văn bản giúp bạn dễ dàng đổi font chữ, đổi nội dung. Tuy nhiên nó cũng giúp người khác làm được việc đó. Vì vậy, khi đã chắc chắn về nội dung thông tin của mình, hãy chuyển văn bản sang chế độ outline ngay nhé!
Cũng tương tự như với chữ, đây là một công việc bạn cần làm trước khi xuất file đi in. Thói quen chỉ dẫn liên kết hình ảnh giúp cho file thiết kế của bạn bớt nặng, tuy nhiên trước khi gửi đi in nếu bạn không nhúng hình ảnh, file của bạn rất dễ mất toàn bộ hình ảnh hoặc hình ảnh chất lượng hiển thị rất thấp. Điều này sẽ làm hỏng hoàn toàn thiết kế của bạn, vậy nên, hãy thật cẩn thận nhé!
Với 8 lưu ý trên, hy vọng các designer sẽ cho ra đời những sản phẩm thiết kế in ấn thật hoàn chỉnh, không có sai sót và hãy ghi nhớ những lưu ý này, biến nó thành thói quen thiết kế của bản thân mình nhé!